Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ ẢNH KTS


-    Tất cả các chương trình đồ họa máy tính thường được phân chia thành 2 nhóm: Chương trình HỌA và chương trình VẼ. Chương trình HỌA làm việc với các điểm ảnh trong khi chương trình VẼ làm việc với véc tơ. Một điểm ảnh là một phần tử của ảnh. Tập hợp của nhiều điểm ảnh tạo nên ảnh. Các chương trình như Photoshop, Paintshop, Photopaint làm việc với điểm ảnh hoặc ảnh raster và do đó thuộc nhóm chương trình HỌA. Nhữnng đối tượng véc tơ được tạo ra bằng các đường thẳng hay nét cong đã được xác định chính xác trong máy tính. Những chương trình như Illustrator, Freehand và CorelDraw làm việc với véctơ do đó thuộc nhóm chương trình vẽ. khóa học photoshop
  1. Điểm ảnh: Pixel
-    Điểm ảnh, đó là những thành tố tạo nên ảnh. Trên màn hình máy tính chúng là những điểm sáng li ti tạo ra bức ảnh giúp chúng ta nhìn thấy được. Để có thể thấy được các điểm sáng này, phải dùng kính hiển vi phóng lớn chúng lên. Khi đó sẽ thấy các ô nhỏ hình vuông. Lấy ví dụ bàn cờ, một bàn cờ gồm 8 ô vuông hàng ngang và 8 ô vuông cột đứng, giả sử mỗi ô tượng trưng cho 1 pixel. Vậy bàn cờ có 8 x 8 = 64 ô vuông hay 64 pixels. Nếu 64 ô vuông này tạo nên một bức ảnh có chiều cao là 1 inch và chiều ngang là 1 inch, chúng ta gọi bức ảnh đó là 8 dpi (dot per inch) image. Bây giờ hãy tính xem có bao nhiêu pixels trong một ảnh có kích thước 4 inch x 6 inch với 300 dpi. Câu trả lời là : (4 inch x 300) x (6 inch x 300) = 2,160,000 pixels. khóa học photoshop

-    Các điểm ảnh được sắp xếp gọn gàng thành cột vào hàng. Số pixel phân bổ trên cột đứng và hàng ngang màn hình được định nghĩa là Độ phân giải màn hình (Screen Resolution). Khi nói một màn hình có độ phân giải 1024 x 768 pixels tức là màn hình có 1024 cột điểm ảnh và 768 hàng điểm ảnh. Độ phân giải càng cao, ảnh càng nổi bật và đẹp hơn. Tuy nhiên, đối tượng trên màn hình có khuynh hướng co lại khi tăng độ phân giải. Hiểu được độ phân giải và điểm ảnh là rất quan trọng trong xử lý ảnh kỹ thuật số. Bất cứ khi nào có ý định tạo ảnh để xem hay đặt vào trang Web, cần phải để ý đến độ phân giải màn hình. Nên chuyển sang 1024x 768 pixel để xem được rõ ràng hơn. Lấy ví dụ, hình thường bị hạn chế chiều ngang là 600 pixels. Nếu xem trên màn hình 1024 x 768 pixels, hình không bị trãi rộng ra hai bên. Những ai dùng màn hình 800 x 600 sẽ thấy khó chịu khi các hình chen lấn vào những vùng khác. khóa học photoshop

-    Mỗi một pixel trên màn hình nhận một hoặc nhiều tín hiệu điện tử gọi là bit (BInary digiTal: Số nhị phân), được thiết kế để kích hoạt pixel. Mỗi một pixel có thể nhận đến 24 bits tín hiệu hay gọi là bit thông tin. Dưới đây là lý thuyết bits được dùng để tạo màu cho pixel như thế nào: khóa học photoshop
  1. Màn hình 1 bit một pixel:
-    Vào cuối những năm 70 và đầu 80 của thế kỷ trước, các màn hình đen trắng, hay còn gọi là monochrome monitor tức màn hình một màu, sử dụng 1 bit cho một pixel, mỗi một pixel do đó có thể được bật (hiển thị) hoặc tắt. Khi sử dụng lọai màn hình này, card màn hình sẽ gửi một tín hiệu, gọi là một bit, đến mỗi pixel trên ảnh đang hiển thị. Bit sẽ ra lệnh cho pixel là bật (hiển thị) hay tắt. Mặc dù bit là một xung điện tử, các khoa học gia máy tính gán giá trị họat động cho chúng bằng con số 0 và 1. Nếu một pixel nhận một bit 0, có nghĩa rằng nó phải tắt - trạng thái sai. Nguợc lại nếu một pixel nhận bit 1, nó sẽ bật lên - trạng thái đúng. Pixel được bật có màu xanh nhạt hoặc màu vàng đậm - màu hổ phách, giá trị hexadecimal (hệ thập lục phân) là #FFBF00. Pixel tắt có màu đen. khóa học photoshop
  1. Màn hình 2 bit một pixel:
-    Năm 1983, màn hình CGA (Color Graphics Adapter: Bộ điều hợp đồ họa màu CGA) bắt đầu trở nên phổ biến. Loại màn hình có trang bị bộ điều hợp này cho phép hiển thị 4 màu. Một thiết bị gọi là Card màn hình CGA sẽ chuyển 2 bit đến mỗi pixel trên màn hình. 2 bit 0 và 1 này có thể kết hợp theo bốn nhóm để tạo màu như sau: Nếu một pixel nhận:
+   Giá trị 00 sẽ cho ra màu đen.
+   Giá trị 01 sẽ cho ra màu đỏ
+   Giá trị 10 sẽ cho ra màu xanh
+   Giá trị 11 sẽ cho ra màu trắng. khóa học photoshop
  1. Màn hình 4 bit một pixel:
-    Với một pixel nhận 4 bit, chất lượng màu được cải tiến rõ rệt, màn hình EGA (Enhanced Graphics Adapter: bộ điều hợp đồ họa tăng cuờng) trở thành thời thịnh vào cuối những năm 80. Lấy 4 bit kết hợp xoay vòng với nhau, ta có thể tạo được 16 màu như sau:
+   0000 = màu 1- đen (black)
+   0001 = màu 2-đỏ tươi (magenta)
+   0010 = màu 3-xanh lá cây (green)
+   0011 = màu 4-nâu (brown)
+   0100 = màu 5-xanh da trời (blue)
+   0101 = màu 6-tím (purple)
+   0110 = màu 7-màu xanh rừng cây (forest green)
+   0111 = màu 8-xám nhạt (kết hợp giữa đen và trắng-trắng nhiều hơn đen) (light grey)
+   1000 = màu 9-xám đậm (kết hợp giữa đen và trắng-đen nhiều hơn trắng) (dark grey)
+   1000 = màu 10-đỏ (red)
+   1001 = màu 11-xanh nhạt (flourescent green)
+   1010 = màu 12-vàng (yellow)
+   1011 = màu 13-màu xanh lam (royal blue)
+   1101 = màu 14-tím nhạt (flourescent purple)
+   1110 = màu 15-màu lục lam (cyan)
+   1111 = màu 16-trắng (white) khóa học photoshop
  1. Màn hình 8 bit một pixel:
-    Đầu những năm 90, màn hình VGA ra đời, mỗi pixel trong màn hình này nhận 8 bit thông tin. 8 bit này có thể kết hợp thành 256 nhóm 8 bit từ 00000000 cho đến 11111111. Bởi vì 256 kết hợp có thể chuyển thông tin đến mỗi pixel, do đó mỗi pixel có thể trình diễn 256 màu.
  1. Màn hình 24 bit một pixel:
-    Với màn hình SVGA, mỗi pixel nhận 24 bit thông tin. 24 bit này có thể kết hợp thành 16.7 triệu nhóm 24 bit khác nhau, do đó mỗi pixel trong màn hình này có khả năng trình diễn đến 16.7 triệu màu. khóa học photoshop
  1. ẢnhVectorvà ảnh Raster:
  2. Raster Image
-    Theo định nghĩa raster là dòng quét ngang tạo nên ảnh trên màn hình máy tính. Trên dòng quét này là tập hợp của các chấm nhỏ phát sáng riêng biệt. Như vậy raster image là ảnh được tạo bởi nhiểu điểm sáng li ti trên màn hình, mà mỗi điểm sáng có thể mang một hoặc nhiều thông tin, mỗi thông tin tương ứng với một bit, do đó raster image còn gọi là ảnh nhị phân. khóa học photoshop
  1. Vector Image
-    Hay còn gọi là vector graphics, object-oriented graphics: đồ họa hướng đối tượng. Khi nói vector image tức là nói ảnh được tạo từ nhiều đối tượng độc lập. Lấy ví dụ trên ảnh bit map, khi một đối tượng được thêm vào, kết thúc thao tác, đối tượng sẽ trở thành một phần của ảnh và không thể di dời được nữa. Ngược lại với ảnh véc tơ, ta có thể thao tác cùng lúc với nhiều đối tượng, mỗi đối tượng họat động độc lập và có thể di dời hoặc xóa đi. Véc tơ có nhiều thuộc tính như độ dày, màu và chiều dài của nét. Ví dụ, trong chương trình Vẽ, một hình vuông được tạo ra bằng 4 đoạn thẳng đặt vuông góc với nhau. Mỗi đoạn có thể được chọn màu hay độ dày tùy ý. Bên trong có thể để trống hoặc được phủ màu. Mỗi đoạn thẳng là một đối tượng ảnh với đặc tính. Ta có thể làm việc riêng biệt với từng đọan, không như một nhóm điểm ảnh trong chương trình Họa. Sau khi kết thúc gán thuộc tính cho từng đối tượng, ta có thể gộp chúng lại để tạo ra một Raster Image trên một vector image. Lấy ví dụ: Word không phải là một chương trình Vẽ, nhưng phần mềm này cũng sử dụng vector, bởi vì nó dùng fonts, và fonts chữ cũng là vectors. khóa học photoshop

-    Layer: Trong thiết kế đồ họa, layer được hiểu như một lớp đối tượng, chẳng hạn khi tạo một áp phích với nhiều ảnh, thì mỗi ảnh chính là một lớp đối tượng trên nền áp phích đó. Chọn layer cho đối tượng chính là chọn thứ tự lớp cho đối tượng như trước hoặc sau. Như vậy khi convert một layer sang raster layer là chuyển layer đó sang dạng bitmap background để có thể xử lý lên đó. khóa học photoshop

-    Background: Nền của ảnh. Khi tạo một ảnh mới Paintshop cho phép chọn 2 nền: Một là Raster background hay Bimap background và hai là Vector background hay Transparent background. khóa học photoshop

-    Transparency: Sự trong suốt, còn gọi là Transparent background, là khả năng có thể sử dụng một màu đơn để tạo nền trong suốt. Một đối tượng được tạo với nền trong suốt sẽ chỉ hiễn thị nội dung chính của nó mà không hiển viền bao xung quanh. Lý tưởng cho việc thiết kế biễu ngữ cho Website với bất kỳ nền nào. Transparent background chỉ có thể tạo ra với các file .gif. khóa học photoshop

III. File ảnh Photoshop hỗ trợ:
-    Mỗi một file được mở mới trong Photoshop được gọi là 1 ảnh. File đầu ra cuối cùng có thể được lưu với đuôi .psd là file ảnh gốc để có thể chỉnh sửa hoặc thay đổi nội dung. File này phải được mở bằng Photoshop. Ngoài ra, để đặt ảnh lên trang Web, phải lưu chúng dưới dạng file .JPG hoặc .GIF. Photoshop hỗ trợ rất nhiều định dạng Files ảnh. Tham khảo trong Files of type của chương trình khi Lưu (save) ảnh hoặc mở (open) ảnh. khóa học photoshop
  1. GIF Files (GraphicsInterchangeFormat):
-    Được phát triển và sử dụng bởi Hãng Viễn Thông CompuServe. CompuServe dùng định dạng này để dễ truyền ảnh qua lại giữ người dùng Macintosh và người dùng Máy tính cá nhân. GIF thật chất là một các đoạn mã nén, có khả năng thực hiện trên các ảnh chứa 256 màu hoặc ít hơn. Số màu càng ít, quá trình nén càng tốt hơn và cho ra file có kích thước nhỏ hơn. Khác với JPG, GIF chỉ cho phép nén một mức. khóa học photoshop

-    Transparency: Liên quan đến GIF files là Transparency, là khả năng chỉ định một màu đơn trong ảnh thành trong suốt. Đây thật sự là lợi thế cho những ai thích đặt ảnh lên trang Web mà không muốn thấy các viền xung quanh. Chỉ có GIF mới có thể tạo ra các ảnh có transparency. khóa học photoshop

 
Background là màu gradient.Background là transparency.

-    Interlacing (Công nghệ hiển thị xen kẻ): Vẽ một phần của ảnh trong dòng quét đầu tiên. Vẽ phần còn lại trong dòng quét kế tiếp. Khi lướt vào các trang Web có nhiều hình ảnh, để ý một ảnh lớn thường hiển thị theo kiểu mờ rồi rõ dần, đó là ảnh Interlace. Những ảnh phải tải rõ ngay từ đầu là non-interlace, thời gian tải ảnh này có thể chậm hơn, ảnh thường trải từ trên xuống. Sử dụng Interlace khi lưu ảnh GIF là giúp ảnh hiển thị ngay khi trang web được mở, và cho tới lúc trang đã được tải hoàn toàn ảnh sẽ rõ ràng như non-interlace. khóa học photoshop
  1. JPG Files (JointPhotographicExperts Group): Được phát triển riêng cho các ảnh 16.7 triệu màu hoặc ít hơn. Không giống như GIF files chỉ nén một mức, JPG cho phép nén file ảnh nhiều mức khác nhau. Ta có thể sử dụng mức nén cao, trung bình và thấp hoặc bất cứ mức nào tùy theo nhu cầu. Khác với GIF, JPG giảm chất lượng khi nén. Mức nén càng cao, chất lượng ảnh càng thấp. Tuy nhiên, nhờ công cụ nén này ta có thể giải quyết được rất nhiều việc khi xử lý với ảnh có độ phân giải khá cao. Và ít khi người ta nhận thấy được sự thay đổi về chất lượng. khóa học photoshop
   
Không nén (13 KB)Nén 50% (3.78 KB)Nén 90% (1.74KB)
  1. Định dạng nên dùng:Nếu sử dụng ảnh có màu nhiều hơn 256, nên chọn lưu bằng JPG, thường là ảnh kỹ thuật số hoặc ảnh Scan từ máy scanner. Ảnh thấp hơn 256 nên chọn GIF. Đối với dial-up cứ mỗi giây browser tải được 1KB, như vậy một ảnh 30KB có thể mất đến 30 giây để tải. Về lý thuyết thì không nên dùng ảnh cao hơn 30KB đặt trên Web để giảm thời gian tải và không làm nản lòng người lướt Web. Trong một số trường hợp, ví dụ như thiết kế các bài học này, việc tránh dùng hình minh họa dưới 30KB là khó có thể thực hiện bởi vì càng giảm kích thước file thì chất lượng hình cũng giảm theo và do đó bạn đọc cũng không thể xem được. khóa học photoshop


Xem chi tiết: khóa học photoshop
Liên hệ: 93/1 Phùng Tá Chu, An Lạc A, Bình Tân
Điện thoại: 0933 41 35 30 – 016699 06518 gặp Huy

Khóa học Word | Khóa học Excel | Khóa học Corel | Khóa học Photoshop | Khóa học Illustrator Ai
Dạy Word cấp tốc | Dạy Corel cấp tốc | Dạy Photoshop cấp tốc | Dạy Illustrator Ai cấp tốc

Khóa học Corel | Khóa học Photoshop | Khóa học Illustrator Ai

khóa học photoshophướng dẫn photoshopkỹ thuật photoshopthủ thuật photoshop,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét